Gỗ HDF là gì? Loại gỗ công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong nội thất xây dựng

Gỗ HDF là gì - Nguyễn Vũ Door
5/5 - (31 bình chọn)

Gỗ HDF đã không còn xa lạ với người dùng hiện đại. Ít nhiều bạn đã được nghe tên những loại vật liệu như gỗ MDF, HDF, gỗ MFC. Vậy gỗ HDF là gì? Cấu tạo như thế nào? Có giống và bền như gỗ tự nhiên không? Để hiểu rõ hơn về các đặc tính của gỗ HDF, bạn có thể cùng Nguyễn Vũ Door tham khảo bài viết dưới đây nhé!

GỖ HDF LÀ GÌ?

Gỗ HDF là một loại ván ép công nghiệp có tên gọi đầy đủ là High Density Fiberboard. Loại gỗ này được phát triển dựa trên cơ sở khắc phục nhiều nhược điểm của các loại ván gỗ dăm như MDF, MFC và nâng cao chất lượng hơn cho cốt gỗ. Gỗ sợi HDF đem lại tính bền bỉ và khả năng chịu lực với mật độ cao.

So với gỗ MDF và MFC, gỗ công nghiệp HDF đem lại sự bền bỉ và khả năng chịu lực với mật độ cao hơn rất nhiều.

CẤU TẠO GỖ CÔNG NGHIỆP HDF

Gỗ công nghiệp HDF có thành phần cấu tạo từ 80% – 85% gỗ tự nhiên. Tận dụng những nguyên liệu vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày làm nguyên liệu chính, cấu thành cốt gỗ tấm. Sau khi được luộc, bột gỗ sẽ được sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 1000°C đến 2000°C để xử lý hết nhựa và nước.

Gỗ HDF thường sẽ được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2 để định hình tấm gỗ HDF với kích thước 2000mm x 2400mm, độ dày 6mm – 24mm hoặc các kích thước khác theo nhu cầu sử dụng.

Các tấm ván gỗ HDF đã xử lý bề mặt được đưa sang dây chuyền cắt theo các kích thước đã định sẵn, rồi phủ thêm lớp tạo vân gỗ cùng lớp phủ bề mặt.

Lớp phủ bề mặt được làm từ Melamine Resin và sợi thủy tinh nên có độ trong suốt, giúp giữ màu sắc được lâu dài, vân gỗ ổn định. Đồng thời, bảo vệ lớp bề mặt của gỗ HDF. Chính vì vậy mà HDF là ván ép chất lượng cao nhất trong các loại gỗ ép hiện nay.

Gỗ HDF là gì
Tấm ván gỗ công nghiệp HDF

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA GỖ CÔNG NGHIỆP HDF

Để so sánh với các loại ván gỗ công nghiệp khác thì gỗ ép tấm HDF có rất nhiều ưu điểm nổi bật hơn. Do vậy, loại ván này cũng được ưu tiên ứng dụng cho nhiều công trình từ mật độ đi lại trung bình đến cao, rất cao.

  • Bề mặt của ván ép HDF chất lượng cao rất nhẵn mịn, không thô ráp và không có dăm gỗ. Tấm gỗ có kết cấu đặc sánh, không có khoảng rỗng li ti như ở gỗ MDF.
  • Gỗ HDF được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2 để định hình tấm gỗ HDF có độ chịu lực rất tốt, không bị biến dạng hay gãy khi chịu va đập mạnh.
  • Các phân tử bột gỗ liên kết chặt chẽ với nhau nên khả năng giãn nở rất thấp, gỗ công nghiệp HDF đảm bảo độ bền và hạn chế hư hại khi gặp nước, hay nhiệt độ cao.
  • Ván gỗ HDF siêu đặc có khả năng cách âm, chống ồn rất tốt.
  • Cốt gỗ siêu đặc giúp gỗ HDF có khả năng chống mối mọt tốt, không bị hư hại bởi côn trùng.
  • Gỗ công nghiệp HDF được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sức khỏe E1 – E2 nên an toàn với con người, không gây dị ứng hay ngộ độc.

Nhược điểm cửa gỗ HDF là gì?

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm chinh phục người dùng, nhưng loại ván gỗ này cũng có một số nhược điểm không đáng kể như:

  • Sản phẩm chất lượng cao nên giá thành cũng có phần nhỉnh hơn các loại ván dăm khác.
  • Trong thành phần cấu tạo vẫn sử dụng một lượng keo kết dính nhất định, nếu không kiểm soát chặt chẽ trong mức an toàn thì chất formol (E) trong keo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

PHÂN LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP HDF

Mặc dù khá phổ biến trên thị trường nhưng không phải ai cũng có thể lựa chọn đúng và phân biệt được các loại ván HDF bởi vật liệu này được chia thành nhiều loại khác nhau. Có thể đề cập đến những loại phổ biến sau:

Phân loại theo cốt gỗ

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại cốt gỗ HDF được người dùng biết đến đó là HDF lõi trắng tự nhiên, HDF lõi xanh, HDF lõi đen. Mỗi loại cốt gỗ sẽ có những tính năng khác nhau. Cụ thể:

Gỗ HDF lõi trắng tự nhiên: Đây là loại phổ biến nhất và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Loại này có đặc điểm nhận dạng đó là lõi gỗ có màu trắng ngà của gỗ tự nhiên, bề mặt mịn, không có dăm gỗ.

Gỗ HDF lõi xanh: Một loại khá đặc biệt khác đó là ván gỗ HDF lõi xanh. Loại này ít phổ biến hơn loại lõi trắng. Chúng có màu xanh lá đặc trưng để dễ phân biệt với các loại khác. Loại này có đặc điểm nổi bật hơn đó là độ đặc cao, có khả năng chịu nước tốt hơn loại thường.

Tuy nhiên, người mua nên hết sức cẩn trọng khi quyết định mua ván gỗ công nghiệp HDF loại này. Bởi loại ván cao cấp này yêu cầu dây chuyền sản xuất hiện đại để đem tới chất lượng vượt trội hơn, nên không nhiều nhà máy có thể đáp ứng được.

Những loại ván được quảng cáo lõi xanh trôi nổi trên thị trường có thể là loại ván thường được nhuộm phẩm màu để qua mắt khách hàng, bán với giá cao. Chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính an toàn cho sức khỏe do chứa chất nhuộm công nghiệp trong lõi ván.

Gỗ HDF lõi đen: Loại này thuộc nhóm ván cực kỳ hiếm. Ván gỗ công nghiệp HDF lõi đen là dòng sản phẩm cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Chúng được nén ép dưới áp lực rất cao trên 1000kg/m3 khiến ván lõi đen có khả năng siêu chịu nước và chịu ngoại lực tác động cực kỳ cao.

Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn cũng cần hết sức tỉnh táo khi lựa chọn loại ván này bởi nếu không đánh giá kỹ có thể sẽ phải mua hàng nhái với mức giá không tương xứng với chất lượng nhận được.

ỨNG DỤNG CỦA GỖ CÔNG NGHIỆP HDF TRONG NỘI THẤT XÂY DỰNG

Từ trước đến nay, gỗ công nghiệp HDF được đánh giá rất cao về chất lượng cũng như tính ứng dụng đa dạng của nó. Gỗ HDF thường được sử dụng chủ yếu trong ngành làm đồ nội thất trong nhà, thậm chí có thể dùng trong một số hạng mục ngoài trời.

Sàn gỗ HDF

Gỗ HDF hội tụ đủ đầy đủ các ưu điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp như khả năng chống nước thấm nước cao, chống mối mọt tốt, chịu lực tác động tốt, không cong vênh, biến dạng trong những khu vực có điều kiện thời tiết và khí hậu thất thường và khắc nghiệt như ở Việt Nam, chống cháy lan, chống trầy xước hiệu quả, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Do đó, gỗ công nghiệp HDF được xem là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc sản xuất sàn gỗ tại Việt Nam cũng như các nước phát triển trên thế giới.

Sàn gỗ công nghiệp HDF
Sàn gỗ công nghiệp HDF

Tủ bếp gỗ HDF

Không gian bếp là là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước và chịu nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng. Do vậy, gỗ công nghiệp được cho rằng không phù hợp với khu vực này bởi khả năng chống thấm và cách chịu nhiệt hạn chế của nó. Tuy nhiên, với vật liệu gỗ HDF thì bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này, bởi chúng hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt của khu vực bếp.

Tủ quần áo gỗ HDF

Cũng giống như tủ bếp HDF, tủ quần áo làm bằng gỗ công nghiệp HDF cũng được nhiều gia chủ tin dùng bởi sở hữu nhiều ưu điểm cần thiết và nổi bật như có độ bền cao, chịu lực tốt, chịu tỷ trọng cao. Đặc biệt, làm tủ quần áo bằng gỗ HDF cho độ thẩm mỹ rất cao, mang lại giá trị sang trọng cho toàn bộ không gian phòng ngủ của bạn, lại rất an toàn cho người dùng.

Các loại cửa gỗ HDF cao cấp

Ván gỗ HDF có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt lại rất bền nên hoàn toàn phù hợp trong sản xuất các loại cửa HDF. Đặc biệt, trọng lượng của cốt gỗ HDF thường không quá nặng, trung bình nên giúp giảm tải trọng cho công trình, tránh được tình trạng cửa bị sụp, bị xê dịch trong quá trình sử dụng. Cửa gỗ HDF cũng dễ dàng thi công và lắp đặt, tối ưu chi phí tối đa cho gia chủ. Và hiện nay, có rất nhiều gia đình lựa chọn gỗ HDF để làm các loại cửa cho không gian nhà mình.

Tại Nguyễn Vũ Door phân phối các loại cửa gỗ HDF như:

Cửa gỗ HDF Melamine

Cửa gỗ HDF Veneer

Chất liệu HDF đã trở thành chuẩn mực trong các công trình công nghiệp hay dân dụng ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nha, … Và ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Gỗ HDF là sản phẩm mang tính cách mạng công nghiệp trong sản xuất và xử lý gỗ.