Cửa thoát hiểm là gì? Tại sao loại cửa này cần phải có trong các công trình công cộng, nhà xưởng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những quy định an toàn phòng cháy chữa cháy về cửa thoát hiểm trong xây dựng nhà chung cư, cao ốc văn phòng, kho xưởng.
CỬA THOÁT HIỂM LÀ GÌ?
Cửa thoát hiểm là một loại cửa chuyên dụng, đúng như tên gọi của nó là để thoát hiểm trong những trường hợp khẩn cấp như cháy nổ, khói ngạt, khí độc,… Cửa thoát hiểm thường được lắp đặt ở các khu vực cầu thang bộ của công trình xây dựng.
Ở trạng thái bình thường, cửa thoát hiểm sẽ luôn trong tình trạng đóng và chỉ được sử dụng khi xảy ra sự cố như hỏa hoạn, cháy nổ hoặc dùng để kiểm tra các hoạt động phòng chống cháy nổ, kiểm tra khả năng vận hành của công trình.
Cửa thoát hiểm sẽ dẫn ra lối thoát hiểm, là đường thoát nạn dùng để thoát người khi có sự cố nguy hiểm xảy ra.
Vai trò của cửa thoát hiểm
Cửa thoát hiểm chỉ có 1 công dụng duy nhất, đó chính là để thoát hiểm.
Cửa thoát hiểm cho phép đi 1 chiều từ hành lang ra cầu thang bộ. Khi thang máy hoạt động quá tải hoặc khu vực bạn sinh sống có những sự cố bất ngờ như: hỏa hoạn, cháy nổ thì cửa thoát hiểm chính là lối thoát hữu dụng nhất, mở ra lối đi đảm bảo sự an toàn.
Xem thêm Tìm hiểu về lối thoát hiểm
Các loại cửa thoát hiểm
Phân loại cửa thoát hiểm theo kết cấu, chúng ta sẽ có 2 loại cửa sau:
Cửa thoát hiểm 1 cánh: thường sử dụng cho các công trình có diện tích nhỏ và vừa, chiều ngang hẹp.
Cửa thoát hiểm 2 cánh: có thiết kế cửa đôi với diện tích rộng, sức chứa lớn hơn cho phép nhiều người cùng di chuyển một lúc. Cửa được sơn màu nổi bật để dễ nhận biết, có khả năng chống cháy và cách âm.
Phân loại cửa thoát hiểm theo tính năng, có:
Cửa thoát hiểm thông thường: Là cửa được mở ở vị trí thẳng ra sân hoặc khu vực trống tại tầng trệt tòa nhà hoặc nhà máy, xí nghiệp,… Cửa không có khả năng chống cháy.
Cửa thoát hiểm chống cháy: Là cửa được lắp đặt rại các tầng tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại, bệnh viện,… Cửa có chức năng chống cháy, hoặc cách âm.
Phân loại của thoát hiểm theo chất liệu, chúng ta có 3 loại sau:
Cửa thép vân gỗ thoát hiểm: độ dày 0,8 – 1,4mm, được làm từ thép mạ điện, có khả năng ngăn lửa, cách âm, chịu được lực lớn. Loại cửa này có tính thẩm mỹ cao vì được phủ lớp vân gỗ bên ngoài.

Cửa thép thoát hiểm: Chịu nhiệt từ 60 – 120 phút, độ bền chắc, không cong vênh, đảm bảo tiêu chuẩn về cửa chống cháy. Mẫu mã không được đẹp giống như cửa thép vân gỗ.
Cửa inox thoát hiểm: Khả năng chống cháy lên đến 180 phút, không cong vênh, thích hợp với mọi điều kiện thời tiết. Loại cửa này có giá thành đắt nên ít được sử dụng.
QUY ĐỊNH VỀ CỬA THOÁT HIỂM TRONG PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
Quy định chung đối với cửa thoát hiểm
Cửa thoát hiểm phải đáp ứng được 2 mục đích chính là giúp mọi người nhanh chóng và dễ dàng thoát ra khỏi đám cháy trong thời gian ngắn nhất, cửa thoát hiểm phải đủ vững chắc tạo không gian an toàn cho lối thoát thiểm.
Một số quy định về cửa thoát hiểm trong Phòng cháy chữa cháy:
- Quy định về hướng mở cửa thoát hiểm: Cửa phải được mở theo hướng lối thoát hiểm, nghĩa là chỉ được mở 1 chiều
- Tuyệt đối không được sử dụng loại cửa trượt, cửa xếp hoặc cửa mở quay làm cửa thoát hiểm. Cửa thoát hiểm chỉ có thể là loại cửa sử dụng bản lề.
- Cửa thoát hiểm không được khóa, phải đảm bảo có thể mở dễ dàng và ngay lập tức trong tình huống khẩn cấp.
- Trước mỗi cửa thoát hiểm/lối thoát hiểm phải được treo biển báo để dễ nhận biết.
- Phải kiểm tra, bảo trì cửa thoát hiểm, lối thoát hiểm, hệ thống báo cháy… theo định kỳ.
- Kích thước cửa: chiều cao không được thấp hơn 1,9m. Chiều rộng cửa đạt kích thước tiêu chuẩn theo từng vị trí.
- Nếu là cửa thoát hiểm chống cháy, vị trí cửa đó phải đảm bảo đồng thời chức năng của một cánh cửa thoát hiểm (giúp mọi người thoát thân nhanh nhất) và cửa chống cháy (ngăn lửa, khói bụi tràn vào lối thoát hiểm)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy nổ đối với cửa thoát hiểm
Tại tiểu mục 3.2.10 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD như sau:
Mục 3.2.10 Các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn phải được mở theo chiều lối thoát từ trong nhà ra ngoài.
Không quy định chiều mở của các cửa đối với:
Các gian phòng nhóm F1.3 và F1.4.
Các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người, ngoại trừ các gian phòng hạng A hoặc B;
Các phòng kho có diện tích không lớn hơn 200 m2 và không có chỗ cho người làm việc thường xuyên.
Các buồng vệ sinh.
Các lối ra dẫn vào các chiếu thang của các cầu thang bộ loại 3.Mục 3.2.11 Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao PCCC lớn hơn 15 m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc cửa với kính cường lực.
Các cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng khi có cháy.
…
Các cửa cho phép quay trở lại phía trong nhà phải được đánh dấu trên mặt cửa phía trong buồng thang bằng dòng chữ “CỬA CÓ THỂ ĐI VÀO TRONG NHÀ” với chiều cao các chữ ít nhất là 50 mm, chiều cao bố trí không thấp hơn 1,2 m và không cao hơn 1,8 m.
Các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà phải có thông báo trên mặt cửa phía trong buồng thang để nhận biết được vị trí của cửa quay trở lại phía trong nhà hoặc lối ra thoát nạn gần nhất theo từng hướng di chuyển;
CHÚ THÍCH: Đối với các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà, ở mặt cửa phía hành lang trong nhà (ngoài buồng thang) nên có biển cảnh báo người sử dụng không thể quay trở lại phía trong nhà được khi họ đi qua cửa đó.
Theo đó cửa thoát nạn được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nếu như gắn biển cấm ra vào thì có thể gây ảnh hưởng đến việc thoát nạn hoặc mất tác dụng của cửa thoát nạn nếu xảy ra sự cố.
Trong nội dung tại quy định trên cũng không được phép được đặt biển như vậy, do đó trường hợp này có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 40 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Nguyễn Vũ Door chuyên sản xuất cửa thoát hiểm chống cháy. Xem các sản phẩm tại đây: