Quy định về lối thoát hiểm trong PCCC theo tiêu chuẩn mới nhất

Quy định lối thoát hiểm trong PCCC
4.6/5 - (11 bình chọn)

Những năm gần đây, công tác phòng cháy chữa cháy ở các công trình xây dựng được nhà nước và nhân dân chú trọng đặt ưu tiên. Lối thoát hiểm là một trong những hạng mục thi công quan trọng trong các tòa nhà cao tầng, chung cư, khách sạn, cao ốc văn phòng,… nhằm đảm bảo sự an toàn cho con người sinh sống và làm việc.

Cùng Nguyễn Vũ Door tìm hiểu quy định về lối thoát hiểm trong PCCC mà chủ đầu tư cần nắm rõ.

Lối thoát hiểm là gì?

Lối thoát hiểm là đường thoát nạn dùng để thoát người khi có sự cố nguy hiểm xảy ra.

Mỗi đường vào lối thoát hiểm đều có một cánh cửa đặc biệt để tránh trường hợp khói do cháy nổ bay vào, gọi là cửa thoát hiểm. Theo quy định của nhà nước thì các công trình nhà xưởng, nhà cao tầng như chung cư, khách sạn để phải có lối thoát hiểm.

Tìm hiểu thêm về cửa thoát hiểm chống cháy

Quy định về lối thoát hiểm trong PCCC

Có 5 quy định về lối thoát hiểm trong pccc cơ bản nhất khi xây dựng công trình mà các bạn cần nắm.

Quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC

  • Cửa từ phòng tầng trệt trực tiếp ra ngoài nhà hoặc qua tiền sảnh rồi thông ra ngoài nhà.
  • Mọi cửa phòng của các tầng đến cầu thang có lối ra ngoài trực tiếp hoặc qua tiền sảnh thông ra ngoài.
  • Từ cửa phòng có thể qua hành lang vào cầu thang và đi ra ngoài.
  • Cửa của 2 phong cạnh nhau ở cùng tầng có bậc chịu lửa lớn hơn cấp III. Bên cạnh đó, không chứa các nghề sản xuất mang tính nguy hiểm hạng A, B, C. Bắt buộc phải có lối ra ngoài trực tiếp hoặc vào cầu thang để đi ra.
Cửa thép chống cháy - cửa thoát hiểm 2 cánh
Cửa thép chống cháy – cửa thoát hiểm 2 cánh

Kích thước lối thoát nạn, chiều rộng lối thoát hiểm

Theo quy định tại mục 3.2.9 QCVN 06:2021/BXD:

Chiều cao thông thuỷ của lối ra thoát nạn phải lớn hơn 1,9 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn:

  • 1,2 m – từ các gian phòng nhóm F 1.1 khi số người thoát nạn trên 15 người, từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn trên 50 người, ngoại trừ nhóm F 1.3;
  • 0,8 m – trong tổng thể những tình huống còn lại.

Quy định về chiều rộng lối thoát hiểm của các cửa đi bên ngoài buồng thang bộ và các cửa đi từ buồng thang bộ vào sảnh phải lớn hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng của bản thang được quy định tại 3.4.1.

Trong mọi hoàn cảnh, khi tính chiều rộng của lối ra thoát nạn phải tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa. Mục đích để đảm bảo không chướng ngại việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.

Tính toán tổng chiều rộng vế thang, tầng có số lượng người đông nhất, cửa đi đối với gian phòng theo quy định. Cụ thể là mục 3.2.4, 3.2.8, 3.4.1 và mục G2 phụ lục G QCVN 06:2021/BXD.

Điều kiện để có đường thoát hiểm an toàn

Đường thoát hiểm là đường dẫn đến các lối thoát và đảm bảo sự di chuyển an toàn trong
khoảng thời gian nhất định. Đường thoát hiểm phổ biến nhất là tiền sảnh, cầu thang và lối đi qua hành lang.

Những đường lưu thông có liên quan đến bộ phận truyền động cơ khí không được coi là đường thoát hiểm. Ví dụ như thang máy, băng truyền,… vì khi cháy và sự cố chúng có thể không hoạt động được.

Lối thoát hiểm phải đảm bảo để mọi người trong toà nhà thoát ra an toàn. Họ không bị khói bụi che phủ trong khoảng thời gian cần thiết để sơ tán.

Lối thoát hiểm theo quy định về lối thoát hiểm trong pccc cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

  • Dẫn từ các phòng của tầng trệt ra ngoài trực tiếp hoặc qua hành lang, cầu thang, tiền sảnh.
  • Dẫn từ các phòng của các tầng, trừ tầng 1, đến hành lang dẫn đến cầu thang, kể cả đi qua ngăn đệm. Khi đó các cầu thang phải có lối ra ngoài trực tiếp hoặc qua tiền sảnh có vách ngăn cửa với các hành lang.
  • Dẫn đến các phòng bên cạnh cùng một tầng có lối ra như ở trên. Khi đặt các lối ra thoát hiểm từ hai cầu thang qua tiền sảnh chung thì một trong hai phải có lối ra ngoài trực tiếp ngoài lối tiền sảnh.
  • Các lối thoát ra ngoài cho phép đặt thông qua ngăn cửa đệm. Các lối từ tầng hầm, tầng chân cột phải có lối trực tiếp ra ngoài.

Lối thoát có thể là cửa đi, hành lang hoặc lối dẫn tới cầu thang trong – ngoài ra hiên dẫn ra khu vực an toàn. Lối ra còn bao gồm cả lối đi ngang dẫn sang công trình liền kề ở cùng độ cao.

Thang máy và các phương tiện chuyển người khác không phải lối thoát người.

Các lối thoát phải dễ nhận biết. Đồng thời, đường dẫn tới lối ra phải được đánh dấu bằng ký hiệu hướng dẫn rõ ràng.

Tuyệt đối không lắp gương ở gần lối thoát hiểm.

Theo quy định về lối thoát hiểm trong pccc số lối thoát hiểm ra khỏi ngôi nhà phải lớn hơn hai và bố trí phân tán đều.

Khoảng cách xa nhất từ chỗ làm việc đến lối thoát gần nhất trong khu sản xuất

  • Khoảng cách đối với tầng một của nhà nhiều tầng và nhà một tầng có thể được linh động.
  • Nếu bình quân một chỗ làm việc của ca làm việc đông thì cho phép tăng 5% diện tích. Tức là trên 75m.
  • Đối với các phòng có lối thoát vào hành lang cụt, thì khoảng cách gần nhất từ cửa đi của
    phòng đến lối thoát trực tiếp ra ngoài, vào tiền sảnh hay cầu thang dưới 25m.
  • Khoảng cách quy định được tính cả chiều dài hành lang giữa nếu hành lang giữa được coi là lối thoát hiểm.
  • Trong nhà sản xuất một tầng, bậc chịu lửa là I với sản xuất thuộc hạng C, lối thoát hiểm phải bố trí theo chu vi ngôi nhà và khoảng cách dưới 75m.

Khoảng cách xa nhất từ nơi tập trung người đến lối thoát hiểm gần nhất trong công trình dân dụng

  • Trong công trình có khán giả, khoảng cách quy định phải tính từ chỗ người ngồi xa nhất đến lối thoát gần nhất.
  • Khoảng cách từ cửa đi các gian phụ trong nhà sản xuất đến lối thoát hay cầu thang gần nhất, không được vượt quá khoảng cách quy định. Tính từ chỗ làm việc xa nhất đến lối thoát hiểm trong nhà sản xuất một tầng, có bậc chịu lửa I.
  • Đối với phòng diện tích 300m ở tầng hầm hay tầng chân cột chỉ cho phép đặt một lối ra. Nếu số người thường xuyên trong phòng dưới 5 người. Trường hợp 6 đến 15 người cho phép đặt lối ra thứ hai thông qua cửa có kích thước trên 0,6×0,8m. Hơn nữa phải có cầu thang thẳng đứng hoặc qua cửa đi có kích thước lớn hơn 0,75×1,5m.
  • Phải đặt lan can hoặc tường chắn trên mái những ngôi nhà có các điều kiện cần thiết.